Bệnh trí nhớ kém ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục
16:32 - 24/05/2022
Bệnh trí nhớ kém ở trẻ đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Và đây cũng là căn bệnh ngày càng trẻ hóa vì không còn chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Các bậc cha mẹ luôn sốt sắng tìm căn nguyên và cách tăng cường trí nhớ cho trẻ. Vậy nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ là gì? Cách cải thiện trí nhớ kém cho trẻ ra sao? Các câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Trí nhớ kém ở trẻ ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập cũng như sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến vấn đề này là từ chế độ dinh dưỡng không cân bằng. Bên cạnh đó còn do vấn đề tâm lý, những tổn thương não… Các nguyên nhân này đều có thể phòng tránh cũng như khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Bệnh trí nhớ kém ở trẻ là gì?
Bệnh trí nhớ kém ở trẻ nhỏ còn có tên gọi khác là suy giảm trí nhớ ở trẻ. Đây là hiện tượng não bộ bị suy giảm chức năng trong việc truyền thông tin. Điều này dẫn đến trí nhớ khi được truyền về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như:
- Suy giảm nhận thức.
- Chứng suy giảm trí nhớ.
- Hội chứng suy giảm trí nhớ.
- Suy giảm chức năng nhận thức.
Nhưng dù được gọi với bất kỳ tên gọi nào thì chung quy cũng đều là tình trạng não bộ suy giảm chức năng dẫn đến trí nhớ sa sút theo thời gian.
Theo nghiên cứu, 85% người trẻ gặp tình trạng trí nhớ kém, khó tập trung trong học tập, làm việc. Trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi thì trẻ từ 6-10 tuổi đang là nhóm tuổi gia tăng tình trạng trí nhớ kém. Tình trạng này rất đáng báo động vì đáng ra đây phải là độ tuổi có trí nhớ tốt nhất.
Nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Nguyên nhân bệnh trí nhớ kém có thể đến kể cả khi trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt. Với tốc độ phát triển như hiện nay, trẻ thường xuyên bị tác động bởi những điều tiêu cực. Vì vậy, có không ít những tác nhân làm ảnh hưởng xấu đến trí não của trẻ. Những nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ cụ thể như sau:
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng cho não bộ
Theo nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp não bộ trẻ được phát triển toàn diện. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ sẽ giúp cho quá trình ghi nhớ được tốt hơn.
Những dưỡng chất cần bổ sung để giúp não bộ được minh mẫn nhất:
Chất béo Omega
Theo phân tích, 60% mô não tự nhiên được cấu thành từ mô mỡ. Phần lớn của các mô mỡ này được cấu thành từ omega-3. Đây là chất quan trọng nhất trong não bộ con người. Không chỉ giúp hệ thần kinh tăng tính lưu động mà còn giúp tạo thuận lợi cho việc truyền dẫn thông tin. Khi não bộ thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hệ thần kinh truyền dẫn kém. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trí nhớ kém ở trẻ.
Trong đó thì Axit Docosahexaenoic (DHA) chiếm 10-20% tổng chất béo của não. DHA rất quan trọng và được coi là “gạch xây não người”. Vì vậy nếu thiếu DHA, trẻ sẽ mắc bệnh trí nhớ kém rất nghiêm trọng. Việc không bổ sung DHA đầy đủ mỗi ngày là nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ.
Não bộ thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây trí nhớ kém ở trẻ
Nước
Nước chiếm khoảng 80% trong tổng các thành phần cấu tạo não. Khi thiếu nước có thể làm tăng hormone gây stress, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của não.
Đường Glucose
Là một chất cung cấp năng lượng cho não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Một cốc nước đường có thể giúp trí nhớ được tăng cường, nhận thức được minh mẫn. Tuy nhiên nếu nạp quá nhiều đường lại dẫn đến việc bị suy giảm trí nhớ. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt cũng là một nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ.
Protein (chất đạm)
Một trong những tác dụng của protein là giúp trí nhớ được duy trì lâu dài hơn. Khẩu phần ăn nhiều nạc, ít mỡ sẽ rất tốt cho chức năng của não bộ trẻ. Hiện nay, trẻ nhỏ đều chuộng những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khiến suy giảm trí nhớ.
Choline
Choline là chất giống gần giống vitamin, được coi là “món quà” tuyệt vời cho não bộ. Đây là chất giúp cho não bộ ghi nhớ tốt hơn, tránh tình trạng suy giảm trí nhớ. Việc không bổ sung đầy đủ choline cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ghi nhớ trong học tập.
Phospholipid
Đây là chất giúp tạo myelin bao bọc các dây thần kinh dẫn truyền. Điều này sẽ giúp việc truyền tín hiệu chỉ đạo ở não được tốt hơn. Chế độ dinh dưỡng nghèo phospholipid sẽ dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ ở trẻ.
Trẻ không ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Nếu không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt; trí nhớ và sự tập trung của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến trí nhớ của trẻ bị giảm sút trầm trọng.
Trẻ bị sinh non
Trẻ sinh non sẽ dẫn đến sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Điều này sẽ khiến trẻ có trí nhớ kém hơn với những trẻ bình thường.
Trẻ gặp vấn đề về tâm lý
Tâm lý trẻ bất ổn có thể bắt nguồn từ trạng thái luôn lo sợ thầy cô, bố mẹ… quát mắng. Việc trẻ thường xuyên bị so sánh hay đặt kỳ vọng quá nhiều cũng gây stress cho trẻ.
Trẻ gặp vấn đề về tâm lý dẫn đến trí nhớ kém
Trẻ bị tổn thương não
Khi trẻ bị tổn thương, não bộ trẻ sẽ bị chấn động, gây ảnh hưởng đến khu vực lưu trữ ký ức. Hoặc tổn thương có thể đến từ môi trường bên ngoài như: khói thuốc, các chất kích thích… Chung quy, những tổn thương này sẽ khiến não bị tê liệt dẫn đến trẻ bị suy giảm trí nhớ.
Nguyên nhân suy giảm trí ở trẻ chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Đây là nguyên nhân lớn nhất và cần được khắc phục đầu tiên. Tuy nhiên, việc thiếu hụt dinh dưỡng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Khi trình độ văn hóa kém hay kinh tế nghèo nàn cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày để cải thiện trí nhớ kém cho trẻ.
Biểu hiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Biểu hiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ rõ rệt nhất là khi đang trong độ tuổi đi học. Thông thường, khi trẻ có những biểu hiện này trong một thời gian dài; phụ huynh mới có thể nhận ra được vấn đề của trẻ. Biểu hiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ cụ thể như sau:
- Giảm khả năng tập trung, nhất là trong việc học.
- Thường xuyên lơ đễnh khi phải ngồi học trong thời gian dài.
- Hay quên, khó ghi nhớ những thông tin mới.
- Khả năng tư duy giảm sút, khó có thể nhìn nhận và đánh giá sự việc.
- Rối loạn hành vi: nhắc đi nhắc lại một điều, khó khăn khi diễn đạt.
- Khó nhận thức được thời gian, không gian.
- Tâm lý, cảm xúc bất ổn: dễ nóng giận, cáu gắt…
Biểu hiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Hậu quả bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Hậu quả bệnh trí nhớ kém khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ khiến trẻ thiếu kỹ văng và gặp vấn đề khi hòa nhập với bạn bè và xã hội. Khi trẻ mắc phải tình trạng này sẽ dẫn đến những hậu quả:
- Trẻ bị giảm khả năng tập trung, ghi nhớ kém các bài học. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng và kết quả học tập kém và thường xuyên không đạt yêu cầu. Việc này có thể khiến trẻ không thể theo hết chương trình học như trẻ bình thường.
- Trẻ sẽ trở nên thụ động, thiếu khả năng tư duy sáng tạo. Điều này sẽ khiến trẻ khó khăn khi đi làm do không đáp ứng được hiệu suất làm việc. Từ đó có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Trí nhớ kém khiến trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, thay đổi tính cách liên tục. Đây cũng là một trở ngại khiến trẻ khó hòa nhập thậm chí có thể bị cô lập. Không chỉ vậy, điều này còn khiến chức năng não của trẻ bị rối loạn. Từ đó dẫn đến hệ thống mạch máu trong cơ thể bị suy yếu.
- Khi bị suy giảm trí nhớ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Suy nghĩ bản thân kém cỏi, lâu dần dẫn đến tự ti, khép kín và không giao tiếp với cộng đồng. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm hoặc khiến trẻ mắc phải hội chứng Hikikomori nguy hiểm.
Khi có những biểu hiện trên, ba mẹ sẽ ngay lập tức tìm cách tăng cường trí nhớ cho trẻ. Nhưng cách cải thiện trí nhớ kém đúng cách thì không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ.
Hậu quả bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Cách điều trị bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Cách điều trị bệnh trí nhớ kém không hề phức tạp như nhiều phụ huynh nghĩ. Không cần đi gặp hết chuyên gia đến bác sĩ; dưới đây là một số biện pháp cải thiện trí nhớ kém ngay tại nhà cho trẻ:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ trẻ
Để phòng tránh và cải thiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ; phụ huynh cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ của trẻ, đặc biệt là DHA. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần bổ sung đủ 17 - 19 mg/100kcal DHA mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi cần bổ sung đủ 70 - 100 mg DHA mỗi ngày.
- Trẻ từ 2 - 8 tuổi cần bổ sung đủ 150 - 200 mg DHA mỗi ngày.
- Trẻ trên 8 tuổi cần bổ sung đủ 250 - 300 mg DHA mỗi ngày.
Phụ huynh nên bổ sung những thực phẩm giàu DHA cho con trong thực đơn hàng ngày:
- Các loại rau xanh như: bí ngô, cải xoăn, cải xoong, súp lơ…
- Các loại hạt như: đậu phộng, óc chó, hạnh nhân…
- Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chép…
- Các loại thực phẩm bổ sung giàu DHA cho trẻ nhỏ, điển hình phải kể đến TPBVSK G-Brain.
TPBVSK G-Brain khắc phục bệnh trí nhớ kém ở trẻ
Để trí não được phát triển toàn diện, ba mẹ nên cho con sử dụng TPBVSK G-Brain. TPBVSK G-Brain sẽ bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA cao theo đúng chuẩn khuyến nghị của WHO. TPBVSK G-Brain an toàn, hiệu quả nên phụ huynh có thể tin tưởng cho con sử dụng hàng ngày.
Xem thêm: https://vtc.vn/nhung-minh-chung-cho-san-pham-com-tri-nao-gbrain-an-toan-chat-luong-ar623094.html
Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con
- Cho trẻ uống đủ nước theo công thức: “Cân nặng x 0,03”.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng những loại đồ ngọt như: bánh, kẹo, nước ngọt…
- Bổ sung đầy đủ lượng protein cho trẻ qua một số thực phẩm như: trứng, yến mạch, thịt bò nạc…
- Bổ sung các thực phẩm giàu choline như: bơ đậu phộng, trứng, đậu nành, thịt lợn…
- Bổ sung các thực phẩm giàu phospholipid như: bông cải xanh, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, ngũ cốc…
Phụ huynh cũng nên thay đổi nhận thức của mình về vai trò dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, khoa học đã khẳng định dinh dưỡng còn có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Vì vậy, để cải thiện bệnh trí nhớ kém ở trẻ, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ là cách loại bỏ bệnh trí nhớ kém
Cho trẻ ngủ đủ giấc là cách tăng cường trí nhớ
Việc cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là một cách tăng cường trí nhớ ở trẻ. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi cần ngủ đủ từ 14 - 17 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 - 11 tháng tuổi cần ngủ đủ từ 12 - 15 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi cần ngủ đủ từ 11 - 14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 3 - 5 tuổi cần ngủ đủ từ 10 - 13 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 - 13 tuổi cần ngủ đủ từ 9 - 11 tiếng mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên từ 14 - 17 tuổi cần ngủ đủ từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày.
Ba mẹ nên đảm bảo thời lượng ngủ cho con. Bên cạnh đó cần tạo không gian yên tĩnh, phù hợp để con không bị tỉnh giấc giữa chừng. Từ đó, đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con được tốt nhất để tăng cường trí nhớ.
Ngừa sinh non từ giai đoạn thai kỳ
Sinh non là một điều đáng lưu tâm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ của trẻ nhỏ. Để tránh việc sinh non, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thai kỳ
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong quá trình mang thai như vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, vitamin D…
- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm. An toàn nhất, mẹ bầu nên đảm bảo duy trì việc tăng từ 9 - 12 kg trong suốt thai kỳ; tối đa là 15 kg.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh bằng việc bổ sung các thực phẩm từ sữa, nhiều loại trái cây, rau xanh…
- Khám nha khoa thường xuyên, điều này cũng khiến các mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non. Theo nghiên cứu, việc mắc bệnh nha chu có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng tử cung.
- Uống nhiều nước: mẹ nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
- Đi tiểu bất kỳ khi nào mẹ muốn, bởi vì nhịn tiểu sẽ tạo ra những cơn co thắt. Điều này dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và cũng là một nguyên nhân sinh non ở trẻ.
- Tập yoga ở tư thế con gấu: tư thế này giúp co giãn tử cung. Từ đó, tránh được những cơn co thắt, giảm nguy cơ sinh non.
Khám thai định kỳ
- Khám thai lần đầu: khi thai nhi từ 5 - 8 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 2: khi thai nhi từ 11 - 13 tuần 6 ngày tuổi.
- Khám thai lần thứ 3: khi thai nhi từ 16 - 22 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 4: khi thai nhi từ 22 - 28 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 5: khi thai nhi từ 28 - 32 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 6: khi thai nhi từ 32 - 34 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 7: khi thai nhi từ 34 - 36 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 8, 9, 10: khi thai nhi từ 36 - 39 tuần tuổi.
- Khám thai lần thứ 11: khi thai nhi từ sau 39 tuần tuổi.
Mẹ nên khi khám thai định kỳ theo khuyến cáo để phòng tránh bệnh trí nhớ kém cho con
Mẹ cần lưu ý: nằm yên một chỗ không phải là biện pháp hữu hiệu dự phòng dọa sinh non. Nếu có nguy cơ sinh non cao, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời nhất. Điều này sẽ có tác động rất tốt tránh cho trẻ mắc phải bệnh trí nhớ kém.
Tránh tổn thương não cho trẻ
Não bộ là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Khi não bị tổn thương do bệnh lý hay tác động bệnh ngoài cũng đều ảnh hưởng đến trí nhớ. Để tránh gây tổn thương cho não bộ, cần phải làm những điều sau đây:
- Cần tiêm đầy đủ vacxin để tránh việc trẻ mắc phải các bệnh viêm não gây tổn thương não.
- Đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho trẻ: không khói thuốc, không chất kích thích…
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cùng con chơi những trò chơi giúp tăng cường trí nhớ như: lego, ghép tranh… Những trò chơi đòi hỏi sự ghi nhớ sẽ giúp não bộ của trẻ được rèn luyện rất tốt.
Mong rằng ba mẹ đã nắm rõ được biểu hiện và nguyên nhân bệnh trí nhớ kém ở trẻ. Để từ đó có những biện pháp phòng tránh cũng như cách cải thiện trí nhớ kém ở trẻ. Để tránh những hậu quả nguy hiểm, phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến hành vi của trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi trẻ trong độ tuổi đi học.
Mong rằng phụ huynh đã hiểu hơn được nguyên nhân cũng như cách tăng cường trí nhớ cho trẻ. Những biện pháp cần phải được áp dụng đồng bộ để có kết quả tốt nhất.