Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục

18:31 - 17/05/2022

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ đang là một tình trạng đáng báo động hiện nay. Các bậc phụ huynh luôn băn khoăn đi tìm căn nguyên và cách khắc phục tình trạng này. Vậy nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng chậm tiếp thu là gì? Trẻ chậm tiếp thu phải làm sao? Các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bệnh mất tập trung ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục Bệnh trí nhớ kém ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục Trẻ có nên sử dụng TPBS G-Brain mỗi ngày? Đánh giá 2022 mới nhất Review TPBS G-Brain thực hư ra sao - Sao Việt vạch trần 3 sự thật BTV HOÀI ANH - Mẹ bé Kỳ Uyên

Tiếp thu chậm ở trẻ sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển cũng như học tập. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là từ chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Bên cạnh đó còn do quá trình mang thai, sinh con hay sau sinh… Các yếu tố này đều có thể phòng tránh và khắc phục kịp thời.

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ là gì?

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ là một dạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ về kỹ năng tư duy - nhận thức. Việc điều trị sớm là cách tốt nhất giúp bé tiến bộ và bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.

Khi trẻ gặp phải tình trạng chậm phát triển sẽ dẫn đến hội chứng chậm tiếp thu. Một số vấn đề có thể đi kèm khi gặp phải trình trạng này:

  • Thị lực, tầm nhìn bị hạn chế.
  • Ngôn ngữ hoặc lời nói gặp khó khăn khi diễn đạt.
  • Kỹ năng vận động bị hạn chế.
  • Kỹ năng xã hội - tình cảm không được biểu đạt đúng.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hội chứng chậm tiếp thu không giống với khuyết tật phát triển. Tình trạng khuyết tật phát triển thường bao gồm các vấn đề như: khiếm thính, bại não, rối loạn phổ tự kỷ… Đây đều là những tình trạng có xu hướng kéo dài suốt đời. Còn tình trạng trẻ hiểu chậm, nhận thức chậm… chỉ mang tính thời điểm. Vì vậy, vấn đề tiếp thu chậm ở trẻ hoàn toàn có thể cải thiện.

Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ là gì?Bệnh tiếp thu chậm ở trẻ là gì?

Nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Tiếp thu chậm thường khiến trẻ có trí thông minh thấp hơn bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó:

Vấn đề từ dinh dưỡng và môi trường

Theo nghiên cứu trên thế giới, các chuyên gia đã chứng minh vai trò của dinh dưỡng với cơ thể. Trong các thập kỷ gần đây dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng kể cả trong chữa bệnh. Vấn đề này thường bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố văn hóa xã hội. Sự nghèo nàn hay kém văn hóa dẫn đến thiếu dinh dưỡng, thiếu chăm sóc y khoa cho trẻ. Việc không nhận thức đúng về vai trò của dinh dưỡng cũng dẫn đến hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ. 

Một trong những chất quan trọng nhất của não bộ mà ít khi được chú trọng là DHA. Đây là chất được coi là “gạch xây não người”. Khi thiếu DHA, não bộ sẽ không đủ dinh dưỡng cho các hoạt động xử lý thông tin. DHA trong thực phẩm hàng ngày thường có hàm lượng không cao. Vì vậy, hầu hết trẻ đều mắc phải tình trạng tiếp thu chậm.

Ngoài ra, khi trẻ sống trong một môi trường không lành mạnh; không phù hợp với lứa tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ. 

Do di truyền và bẩm sinh

Một trong những nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ đó là do bẩm sinh hay do di truyền.

Một số các bệnh chậm phát triển thường gặp sẽ đi kèm với chậm tiếp thu:

  • Dị dạng nhiễm sắc thể.
  • Rối loạn men tiêu hóa.
  • Các rối loạn nội tiết.
  • Dị hình sọ não.

Một số tình trạng trên vẫn chưa có biện pháp điều trị. Nguyên nhân này chỉ gián tiếp gây nên bệnh tiếp thu chậm ở trẻ. Vì vậy, tình trạng tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể cải thiện.

Vấn đề trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, người mẹ có sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá... Từ đó gây ra chứng suy thai dẫn đến các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi mẹ không bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất và DHA trong thai kỳ.

Nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻNguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Vấn đề trong lúc sinh

Vấn đề lúc sinh có thể kể đến một số mong muốn không đáng có với trẻ nhỏ như:

  • Các sang chấn sản khoa gây chấn thương sọ não.
  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ bị nhẹ cân.

Một số sang chấn sản khoa dễ gặp nhất là việc mẹ khó sinh thường; hay khi sinh mổ gặp sai sót trong quá trình đưa trẻ ra khỏi bụng mẹ. Điều này sẽ làm đầu của trẻ bị móp, méo hay xuất hiện những bất thường khác.

Các sang chấn sản khoa có thể tổn thương não bộ trẻ nhỏ. Sinh non cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiếp thu chậm ở trẻ. Ba mẹ cần tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần trong lúc sinh con; để đảm bảo được điều kiện tốt nhất để con chào đời.                                                                                                                                                

Vấn đề sau sinh

Sau sinh, trẻ không may đã từng mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn như:

  • Sởi.
  • Ho gà.
  • Viêm não.
  • Tiêu chảy.
  • Tả.
  • Thương hàn.
  • Trẻ bị ngộ độc các kim loại nặng như: chì, thủy ngân…

Những bệnh nhiễm khuẩn hay các kim loại nặng có thể khiến hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ tiếp thu chậm do não bộ hoạt động không được nhanh nhạy. 

Các bệnh nhiễm khuẩn gây tiếp thu chậm ở trẻ nhỏCác bệnh nhiễm khuẩn gây tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ diễn ra rất đa dạng. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng là quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Do đó, cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên lưu ý trong khi mang thai và chăm sóc trẻ giai đoạn đầu đời. Như vậy có thể tránh được việc trẻ tiếp thu kém, hiểu chậm trong giai đoạn phát triển.

Biểu hiện bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ thường được phát hiện khi trẻ đang trong độ tuổi đi học. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng này ở trẻ thường khó có thể phát hiện ngay. Thông thường, phải trải qua quá trình học tập; phụ huynh mới có thể nhận thấy vấn đề trẻ gặp phải. 

Dấu hiệu bệnh tiếp thu chậm ở trẻDấu hiệu bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Một số dấu hiệu, biểu hiện khi trẻ gặp phải hội chứng tiếp thu chậm như sau:

Về tư duy, nhiều trường hợp khó phân biệt với những trẻ ở mức bình thường:

  • Ngôn ngữ phát triển ổn định, hiểu được người khác nói và tự diễn đạt được suy nghĩ của mình. 
  • Trẻ có thể hình thành được ngôn ngữ viết và khả năng tính toán, học tập. Nhưng trình độ và kết quả học tập thường kém hơn các bạn cùng tuổi. 
  • Trẻ tư duy theo lối cũ, thiếu sáng kiến và khả năng phân tích tổng hợp kém.

Về cảm xúc, cảm xúc cấp cao khó phát triển:

  • Trẻ thường thiếu tự lập, bám vào bố mẹ dù đã đủ lớn. 
  • Trẻ không đủ năng lực để tự giải quyết những mối xung động tình cảm bên trong nội tâm

Về hành vi tác phong, có thể làm tốt những việc không khó nhưng kém hiệu quả:

  • Không hoàn toàn thích nghi được với môi trường xã hội. Nhưng nếu giáo dục và huấn luyện tốt có thể cải thiện.
  • Có thể xuất hiện những hành vi thiếu suy nghĩ. 
  • Dễ bị ám thị dẫn đến những hành vi không tích cực.

Khi gặp phải những biểu hiện tiếp thu chậm này ở trẻ, ba mẹ thường rất lo lắng và căng thẳng. Nhiều khi còn luẩn quẩn trong tâm trạng bực tức, bức bối khi dạy mãi mà con vẫn chậm hiểu.

Biến chứng bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Trẻ tiếp thu chậm sẽ bị giới hạn về trí tuệ trong các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, vận động…). Đây cũng là một phần lý do gây tình trạng trẻ khó khăn trong tiếp thu kiến thức và học tập.

Những biểu hiện này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

Về tư duy, khi khả năng tiếp thu của trẻ bị hạn chế sẽ dẫn hậu quả:

  • Kết quả học tập kém sẽ dẫn đến việc trẻ không thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Điều này có thể khiến trẻ chỉ có khả năng học hết cấp 1. Việc học cao sẽ thực sự rất khó khăn đối với trẻ.
  • Tư duy kém, thiếu sáng kiến, không thể làm được những bài tập hay nhiệm vụ có tính suy luận, logic cao.
  • Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tình trạng teo não.

Hậu quả bệnh tiếp thu chậm ở trẻ nhỏHậu quả bệnh tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ

Về cảm xúc, trẻ khó có thể tách bố mẹ:

  • Các sinh hoạt cá nhân có thể làm nhưng khó có thể tự lập ngoài xã hội.
  • Trẻ có xu hướng tiêu cực, có thể dẫn đến những biểu hiện hung hăng, thiếu kiểm soát.

Về hành vi tác phong, có thể làm tốt những việc không khó nhưng kém hiệu quả:

  • Khó thích nghi, hòa nhập với môi trường xã hội. Điều này dẫn đến việc trẻ có thể bị cô lập hay xa lánh khi đi học. Khi đi làm, trẻ có thể không đủ khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình.
  • Trẻ rất dễ có những hành động thiếu suy nghĩ như: nghịch dại, chơi những trò chơi nguy hiểm... Khi làm tất cả điều này, trẻ không hề ý thức được hậu quả nghiêm trọng của nó. 
  • Với việc dễ bị ám thị, trẻ rất dễ bị sai khiến. Nguy hiểm nhất là bị điều khiển để thực hiện những hành vi sai trái. Những hành vi này có thể vi phạm pháp luật thậm chí có thể nguy hiểm trực tiếp đến sự an toàn của trẻ.

Chắc chắn, khi con có những biểu hiện trên, ba mẹ đều lo lắng không biết trẻ tiếp thu chậm phải làm sao. Để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như trên, ba mẹ cần cải thiện ngay tình trạng này. Vậy làm sao để khắc phục bệnh tiếp thu chậm ở trẻ, để tránh phải các biến chứng nguy hiểm? 

Cách khắc phục bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Nhiều ba mẹ khi thấy con tiếp thu chậm thường sốt sắng không biết con chậm hiểu phải làm sao. Cũng không ít phụ huynh đã tìm đến nhiều biện pháp như: đi khám; uống thuốc bổ hay thậm chí là dẫn con đi học những lớp học đặc biệt cho trẻ chậm tiếp thu… nhưng đều nhận được kết quả không khả quan. Dưới đây là một số biện pháp để phòng và khắc phục tình trạng này ở trẻ nhỏ.

Cách phòng bệnh tiếp thu chậm

Cách phòng bệnh tiếp thu chậm thường được áp dụng trước khi sinh và trong năm đầu đời của trẻ. 

Trước khi kết hôn

Ba mẹ nên đi khám tiền hôn nhân để có biện pháp tương ứng nếu xuất hiện bất thường trong yếu tố về di truyền nếu mang thai. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm một số bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Đây là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Phòng bệnh chậm tiếp thu ở trẻ bằng cách đi khám tiền hôn nhânPhòng bệnh chậm tiếp thu ở trẻ bằng cách đi khám tiền hôn nhân

Trong thai kỳ

Mẹ nên đi khám thai định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ để:

  • Nắm rõ được tình hình phát triển của thai nhi.
  • Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của em bé.
  • Đảm bảo được sự an toàn của cả mẹ và em bé trong toàn bộ thai kỳ.
  • Biết cách tạo thói quen vận động tốt trong toàn bộ thai kỳ.
  • Biết và tránh sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...
  • Biết được các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi.

Dưới đây là 11 mốc cần khám thai theo đúng khuyến cáo của bác sĩ:

  • Khám thai lần đầu tiên: thai nhi từ 5 tuần đến 8 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 2: thai nhi từ 11 đến 13 tuần 6 ngày tuổi.
  • Khám thai lần thứ 3: thai nhi từ 16 tuần đến 22 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 4: thai nhi từ 22 tuần đến 28 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 5: thai nhi từ 28 tuần đến 32 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 6: thai nhi từ 32 tuần đến 34 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 7: thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 8, 9, 10: thai nhi từ 36 tuần đến 39 tuần tuổi.
  • Khám thai lần thứ 11: thai nhi từ sau 39 tuần tuổi.
Khi sinh con

Để sinh con được thuận lợi mẹ cần: 

  • Ăn uống đủ nước trước khi lên bàn sinh.
  • Massage bụng để dễ sinh hơn.
  • Giữ vững, ổn định tinh thần.

Ngoài ra, mẹ nên chọn những phương pháp sinh đẻ (đẻ mổ hoặc đẻ thường) phù hợp thể trạng để tránh những sang chấn sản khoa không mong muốn.

Massage bụng trước sinh giúp sinh con được thuận lợiMassage bụng trước sinh giúp sinh con được thuận lợi

Sau khi sinh

Sau sinh, các bậc phụ huynh cần:

  • Phòng tránh để trẻ không mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn:
    • Tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ nhỏ đầy đủ.
    • Đảm bảo vệ sinh bằng việc rửa tay bằng xà phòng và súc miệng nước muối thường xuyên.
    • Đảm bảo nhà ở, lớp học được sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với các kim loại nặng như: chì, thủy ngân…
    • Đảm bảo an toàn khi cho trẻ sử dụng kẹp nhiệt độ truyền thống, tránh vỡ và làm thủy ngân thoát ra ngoài.
    • Khi xây nhà, cần lựa chọn loại sơn an toàn, không có chì, thủy ngân.
    • Dụng cụ gia đình bằng pha lê, gốm, sứ… cần được lựa chọn kỹ càng. Để tránh việc nhiễm kim loại nặng.
    • Tuyệt đối không cho trẻ gặm các đồ vật chứa sơn hay những đồ vật không an toàn.
  • Vệ sinh đồ dùng ăn uống cho trẻ thường xuyên.
    • Với các dụng cụ ăn uống của trẻ nhỏ như bình sữa cần vệ sinh bằng nước nóng trước mỗi lần sử dụng.
    • Với những nơi ở gần các làng nghề; khu công nghiệp thì dụng cụ nhà bếp cần được khử trùng thường xuyên.

Phụ huynh nên chú ý đến những cách phòng tránh tình trạng trẻ tiếp thu kém, hiểu chậm. Ba mẹ nên đặc biệt chú trọng đến quá trình mang thai, sinh nở và thời gian đầu đời của trẻ. Đây là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả về sau. 

Cách khắc phục bệnh tiếp thu chậm

Biện pháp khắc phục bệnh tiếp thu chậm ở trẻ phải kết hợp đồng bộ giáo dục và dinh dưỡng. 

Về giáo dục, ba mẹ cần đồng hành cùng con: 

  • Chủ động tìm hiểu và hướng dẫn con cách ghi nhớ:
    • Ba mẹ cần tự tìm tòi cách hướng dẫn phù hợp với con. Để biết được con phù hợp với cách học như thế nào; phụ huynh có thể cho con làm những bài kiểm tra hoặc kiểm tra sinh trắc vân tay cho con.
    • Khi hướng dẫn con học nên lựa chọn giảng dạy nên có những hình ảnh minh họa.
    • Thường xuyên bật nhạc sóng não alpha cho con nghe.
  • Cùng con làm bài tập về nhà:
    • Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn để gợi mở cho con.
    • Tạo không gian thích hợp để học tập cho con: không gian kín, yên tĩnh…
    • Dạy con ý thức về thời gian: quy định thời gian làm bài tập cho con.
    • Sử dụng những ví dụ thực tế giúp con dễ hiểu.
    • Không quát mắng, không làm bài hộ con.
  • Tăng các hoạt động ngoài trời để kích thích sự tò mò, khám phá.
  • Tránh tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử:
    • Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên cho tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
    • Khi sử dụng TV nên ngồi cách 4m. Tiếp xúc với các thiết bị điện tử không quá 2 tiếng/ngày, mỗi lần không quá 45 phút. Đặc biệt, mỗi 45 phút cần ngưng 5-10 phút cho mắt nghỉ ngơi.

Khắc phục bệnh chậm tiếp thu bằng cách giáo dục con đúng cáchKhắc phục bệnh chậm tiếp thu bằng cách giáo dục con đúng cách

Về dinh dưỡng: phụ huynh cần bổ sung đầy đủ chất cho con. Đặc biệt là các acid béo không no nhiều nối đôi giúp não bộ phát triển toàn diện. Và DHA là chất quan trọng nhất mà trẻ chậm tiếp thu cần được bổ sung. Vì hầu hết nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ là do không bổ sung đủ DHA mỗi ngày. Đây là chất chiếm tỷ lệ cao nhất trong chất xám, quyết định đến trí thông minh IQ của trẻ. Nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được DHA. Phụ huynh có thể bổ sung DHA cho trẻ qua thực đơn hàng ngày hoặc qua các thực phẩm bổ sung.

Lượng DHA ba mẹ cần bổ sung đầy đủ cho con mỗi ngày, cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần 17 - 19 mg/100kcal DHA mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi cần 70 - 100 mg DHA mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2 đến 8 tuổi cần 150 - 200 mg DHA mỗi ngày.
  • Trẻ trên 8 tuổi cần 250 - 300 mg DHA mỗi ngày.

Ba mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu DHA cho con trong các loại thực phẩm hàng ngày:

  • Các loại rau xanh: súp lơ, bí ngô, bắp cải…
  • Các loại cá.
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
  • Các loại thực phẩm bổ sung giàu DHA cho trẻ, điển hình như TPBVSK G-Brain giàu DHA hơn dầu cá.

Dinh dưỡng và giáo dục là hai biện pháp cần kết hợp chặt chẽ để giải quyết hội chứng tiếp thu chậm ở trẻ. Trong đó, dinh dưỡng là biện pháp an toàn nhất để hệ thần kinh của trẻ được dẫn truyền tốt hơn. Vì thế, phụ huynh nên đặc biệt chú trọng đến chế độ thực dưỡng và DHA cho trẻ nhỏ. Để trí não được phát triển toàn diện, ba mẹ nên cho con sử dụng TPBVSK G-Brain. Ngoài việc bổ sung hàm lượng DHA cao theo đúng chuẩn khuyến nghị WHO; TPBVSK G-Brain còn có đội ngũ chuyên viên giàu với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn. Vì vậy, phụ huynh sẽ được tư vấn về phương pháp nuôi dạy con khoa học. Đây chính là giải pháp đồng bộ nhất giữa giáo dục và dinh dưỡng mà ba mẹ đang tìm kiếm.

Khắc phục bệnh tiếp thu chậm ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng giàu DHAKhắc phục bệnh tiếp thu chậm ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng giàu DHA

Với những gợi ý trên đã phần nào giải đáp được nỗi lo trẻ tiếp thu chậm phải làm sao. Để tránh tình trạng con hiểu chậm, tiếp thu kém ba mẹ cần đi khám thai định kỳ. Xuyên suốt quá trình mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Sau khi sinh và nuôi dạy con, phụ huynh cũng cần chú trọng đến chế độ giàu DHA cho trẻ. Như vậy có thể đảm bảo được sự phát triển não bộ toàn diện nhất cho con.

Mong rằng phụ huynh đã nắm rõ được biểu hiện và nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ. Để từ đó có những biện pháp phòng tránh và cách khắc phục bệnh tiếp thu chậm cho trẻ nhỏ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ba mẹ nên đặc biệt chú ý đến các hành vi của trẻ. Đặc biệt là khi trẻ đang trong độ tuổi đi học.

Mong rằng ba mẹ đã hiểu hơn được nguyên nhân cũng như băn khoăn “trẻ chậm hiểu phải làm sao”. Những biện pháp này cần được phải áp dụng đồng bộ để có hiệu quả tốt nhất.