Bệnh mất tập trung ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục
17:36 - 24/05/2022
Bệnh mất tập trung ở trẻ là một căn bệnh điển hình mà trẻ nào hầu như cũng mắc phải. Đây là căn bệnh rất nan giải đối với tất cả các bậc cha mẹ. Phụ huynh luôn lo lắng đi tìm nguyên nhân và cách dạy trẻ tập trung chú ý. Vậy nguyên nhân bệnh mất tập trung ở trẻ là gì? Cách giữ tập trung cho trẻ khi học ra sao? Những băn khoăn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Mất tập trung ở trẻ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như quá trình học tập của trẻ. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh mất tập trung là chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Ngoài ra, còn do vấn đề từ di truyền, môi trường… Tất cả các nguyên nhân này đều có thể phòng tránh và khắc phục kịp thời.
Bệnh mất tập trung ở trẻ nhỏ đang rất đáng báo động
Bệnh mất tập trung ở trẻ là gì?
Bệnh mất tập trung là một dạng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Rối loạn tăng động giảm chú ý là là một rối loạn đặc trưng bởi sự vội vàng; hiếu động thái quá và mất tập trung ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý có 3 dạng như sau:
- Mất tập trung.
- Hiếu động - bốc đồng.
- Kết hợp mất tập trung và hiếu động - bốc đồng.
Rối loạn tăng động giảm chú ý mà đặc biệt là mất tập trung thường gặp nhất ở trẻ em. Tình trạng này ngày càng có có tỷ lệ gia tăng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Nguyên nhân bệnh mất tập trung ở trẻ
Nguyên nhân mất tập trung ở trẻ nhỏ rất đa dạng, từ di truyền đến môi trường bên ngoài. Đặc biệt trong một xã hội phát triển như hiện nay thì trẻ thường xuyên bị ảnh hưởng tiêu cực. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu ngay để giúp trẻ phòng tránh. Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc ADHD bao gồm:
Di truyền
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh liên quan đến thần kinh. Nguyên nhân có thể đến từ việc di truyền từ cha mẹ hoặc khi anh, chị, em ruột bị ADHD hoặc một rối loạn tâm thần khác. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ có nguy cơ cao mắc phải bệnh mất tập trung sau khi sinh.
Tiếp xúc với môi trường độc hại
Khi trẻ tiếp xúc với các kim loại nặng như chỉ, thủy ngân… sẽ khiến hệ thần kinh bị nhiễm độc. Chì, thủy ngân… thường tồn tại trong các loại sơn, các loại bóng đèn… Đây đều là những vật dụng hàng ngày hết sức quen thuộc với mỗi gia đình. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ giảm khả năng tập trung.
Bát, đũa hay dụng cụ nhà bếp cũng là nơi có thể tồn tại các kim loại nặng nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Hiện nay, cuộc sống đã phát triển hơn nên ngành công nghiệp sản xuất sơn hay đồ gia dụng đã hiện đại. Điều này đã làm cho những sản phẩm được nâng cao chất lượng và an toàn hơn. Từ đó nguy cơ từ nguyên nhân này đã giảm đáng kể.
Mẹ sử dụng chất kích thích khi mang thai
Mang thai là một quá trình dài, đòi hỏi người mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng. Và hơn hết là tuyệt đối không được tiếp xúc với các chất kích thích. Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu có sử dụng ma túy; uống rượu hay hút thuốc sẽ dẫn đến tình trạng mất tập trung hay ADHA ở trẻ.
Sử dụng chất kích thích khi mang thai khiến trẻ có nguy cơ sinh non dẫn đến bệnh mất tập trung
Chấn thương não
Những chấn thương não trong lúc sinh hay trong các các hoạt động hàng ngày là một nguyên nhân lớn. Nếu vỏ não trước trán bị tổn thương, sự tập trung của trẻ sẽ bị giảm đáng kể. Đây chính là nơi kiểm soát những chức năng quan trọng như trí thông minh, sự tập trung, trí nhớ…
Sinh non hoặc sinh nhẹ cân
Việc sinh non sẽ khiến cho não bộ của trẻ phát triển chưa được hoàn thiện. Điều này khiến chức năng não của trẻ bị hạn chế.
Việc trẻ nhẹ cân cũng bắt nguồn từ việc thiếu dinh dưỡng. Trong quá trình mang thai nếu mẹ không bổ sung đủ chất đặc biệt là DHA sẽ khiến trẻ dễ mắc tình trạng mất tập trung. DHA là chất rất quan trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong não bộ. DHA không chỉ giúp nhớ lâu, xử lý tình huống tốt hơn mà còn giúp tăng khả năng tập trung. Không bổ sung đủ DHA trong thai kỳ cũng dẫn đến hệ thần kinh của trẻ không được hoàn thiện.
Không bổ sung đủ dinh dưỡng hàng ngày
Không chỉ trong thai kỳ mà ngay cả khi sau sinh; trẻ không được bổ sung đủ lượng DHA cần thiết mỗi ngày cũng dẫn đến tình trạng mất tập trung. Theo nghiên cứu, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người con người. Không chỉ giúp duy trì các hoạt động hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh. Khi bị thiếu hụt DHA sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh như: bệnh tiếp thu chậm, trí nhớ kém…
Vấn đề dinh dưỡng là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ mất tập trung. Rất nhiều phụ huynh tìm cách giữ tập trung khi học cho trẻ nhưng không hề hiểu rõ nguyên nhân. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ không cải thiện và thường xuyên sống trong tâm trạng lo sợ. Nếu diễn ra lâu dài, bệnh mất tập trung của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ như:
- Các thiết bị điện tử: sóng điện từ từ các thiết bị điện tử rất có hại cho não bộ. Nếu sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhận thức, mất tập trung…
- Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi: khi đầu óc căng thẳng sẽ thiếu độ tập trung. Những áp lực từ học tập hay từ các kỳ vọng của phụ huynh cũng khiến trẻ mất tập trung.
Chế độ ăn thiếu hụt DHA khiến trẻ dễ mắc bệnh mắc bệnh mất tập trung
Biểu hiện bệnh mất tập trung ở trẻ
Biểu hiện mất tập trung ở trẻ có thể đi kèm với tình trạng hiếu động - bốc đồng. Những dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận biết khi ba mẹ tiếp xúc với con hàng ngày. Những biểu hiện cụ thể của trẻ như sau:
Không tập trung
- Dễ bị phân tâm, thường xuyên không làm theo hướng dẫn của người lớn. Cả việc học và việc nhà đều không thể tập trung hoàn thành. Trẻ thường xuyên gặp rắc rối với công việc của tập thể. Trẻ thường xuyên tránh né các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao trong một thời gian dài.
- Lơ đãng, mơ màng: trẻ gặp phải tình trạng này không hề kém thông minh. Tuy nhiên trẻ luôn gặp khó khăn khi nghe hướng dẫn từ ba mẹ, thầy cô. Điều này dẫn đến việc trẻ không bắt kịp bài giảng hay những yêu cầu của bài tập.
- Thường xuyên quên làm bài tập, mất đồ dùng học tập.
- Kết quả học tập không cao: do khả năng tập trung kém dẫn đến trẻ chậm tiếp thu. Vì vậy, kết quả học tập thường sẽ kém hơn những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cũng gặp khó khăn khi đọc và viết. Khoảng 20% trẻ gặp phải tình trạng này cần phải áp dụng chế độ giáo dục đặc biệt.
Hiếu động thái quá, tăng động
- Không thể ngồi yên, luôn di chuyển, đi lại.
- Nói nhiều.
- Thiếu kiên nhẫn khi xếp hàng hay chờ đến lượt.
- Liên tục ngọ nguậy khi phải ngồi yên một chỗ.
- Chạy nhảy, leo trèo trong tất cả các tình huống.
- Không thể giữ im lặng khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Thường xuyên trả lời trước khi người khác hỏi xong.
- Thường xuyên can thiệp vào chuyện của người khác.
Bốc đồng
- Thường xuyên có những hành động nguy hiểm mà không ý thức được hậu quả.
- Tính khí thất thường, khó kiềm chế cảm xúc.
Ngoài ra, trẻ còn có một số những biểu hiện sau:
- Không giao tiếp với bạn bè cùng lớp.
- Gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc.
Khi trẻ gặp phải những biểu hiện này, ba mẹ thường tìm cách dạy trẻ tập trung chú ý hơn. Nhưng theo nghiên cứu, hầu hết các các cải thiện tự phát đều không đem lại hiệu quả cao. Từ đó dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.
Trẻ mất tập trung có xu hướng không ngồi yên một chỗ được trong khoảng thời gian dài
Biến chứng bệnh mất tập trung ở trẻ
Biến chứng bệnh mất tập trung có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Cuộc sống của trẻ có thể trở nên khó khăn hơn, cụ thể:
- Trẻ thường xuyên phải vật lộn trong lớp học do không tập trung. Điều này khiến kết quả học tập của trẻ kém hơn với những trẻ bình thường.
- Trẻ có xu hướng gặp nhiều tai nạn và tổn thương thân thể hơn trẻ bình thường.
- Thường có lòng tự trọng thấp.
- Khó khăn khi giao tiếp nên thường không được người lớn chấp nhận.
- Có nguy cơ lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy… Trẻ dễ mắc những hành vi phạm pháp vì không ý thức được mức độ nghiêm trọng.
Khi trẻ mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý mà cụ thể là bệnh mất tập trung sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn trẻ bình thường. Cụ thể:
- Rối loạn thách thức chống đối (ODD): chứng rối loạn này thường được định nghĩa như một loạt những hành vi tiêu cực. Những hành vi này có tính thách thức và thù địch các nhân vật có thẩm quyền.
- Hành vi gây rối: phải kể đến các hành vi chống đối xã hội như ăn cắp, đánh nhau,... Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ hủy hoại tài sản hoặc làm hại người và động vật.
- Thường xuyên mắc phải các tệ nạn xã hội: sử dụng chất gây nghiện như ma túy, rượu, bia…
- Rối loạn lo âu: gây lo lắng, hồi hộp quá mức. Điều này cũng dễ dẫn đến việc trẻ sẽ mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Rối loạn tâm trạng: có thể dẫn đến trầm cảm và rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn phổ tự kỷ: trẻ sẽ khó khăn khi nhận thức và giao tiếp với người khác. Nguyên nhân chính là do sự phát triển não bộ bị rối loạn.
- Rối loạn Tic hay hội chứng Tourette: trẻ sẽ lặp đi lặp lại âm thanh một cách không kiểm soát.
Khi trẻ gặp phải những tình trạng trên, ba mẹ thường rất lo lắng để tìm cách khắc phục. Vậy có cách nào dạy trẻ tập trung chú ý để cải thiện được tình trạng mất tập trung? Ba mẹ cần tìm được biện pháp đúng và phù hợp nhất để giúp con cải thiện hiệu quả.
Trẻ có những biểu hiện chống đối ba mẹ là một biến chứng nguy hiểm của bệnh mất tập trung
Cách khắc phục bệnh mất tập trung ở trẻ
Nhiều ba mẹ khi thấy con mất tập trung thường tìm cách dạy trẻ tập trung chú ý hơn. Có phụ huynh dẫn con đi khám, thậm chí là cho con học chương trình giáo dục đặc biệt. Nhưng tất cả cách khắc phục bệnh mất tập trung này đều không hiệu quả. Dưới đây là một số cách giữ tập trung khi học cho trẻ:
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để phòng tránh bệnh mất tập trung ở trẻ nhỏ; ba mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng giàu DHA cho con mỗi ngày. Hàm lượng DHA trẻ cần bổ sung theo từng độ tuổi cụ thể như sau:
- Trẻ nhỏ từ 0 - 6 tháng tuổi cần nạp đủ 17 - 19 mg/100kcal DHA mỗi ngày.
- Trẻ nhỏ từ 6 - 2 tuổi cần nạp đủ 70 - 100 mg DHA mỗi ngày.
- Trẻ nhỏ từ 2 - 8 tuổi cần nạp đủ 150 - 200 mg DHA mỗi ngày.
- Trẻ từ đủ 8 tuổi trở lên cần nạp đủ 250 - 300 mg DHA mỗi ngày.
Ba mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu DHA cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày:
- Các loại rau củ: bông cải xanh, cải xoăn, cải xoong, bí ngô…
- Các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng, óc chó…
- Các loại cá: cá ngừ, cá chép, cá hồi…
- Các thực phẩm bổ sung đầy đủ lượng DHA trẻ cần mỗi ngày. Nổi bật nhất phải kể đến TPBVSK G-Brain có hàm lượng DHA cao hơn dầu cá.
TPBVSK G-Brain khắc phục bệnh mất tập trung ở trẻ
Để não bộ được phát triển toàn diện, phụ huynh nên cho con sử dụng TPBVSK G-Brain. Loại cốm này sẽ bổ sung đầy đủ lượng DHA theo đúng chuẩn khuyến nghị của WHO cho trẻ. Đây là một sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể cho trẻ nhỏ sử dụng hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ DHA là cách khắc phục bệnh mất tập trung ở trẻ
Khám tiền hôn nhân
Khám tiền hôn nhân không chỉ là biện pháp giúp ba mẹ kiểm tra sức khỏe sinh sản. Mà đây còn là cách giúp phụ huynh phát hiện và kịp thời phòng tránh các bệnh di truyền. Trước khi có ý định kết hôn hay có con; phụ huynh nên đi khám để có quá trình sinh nở được tốt nhất. Đây cũng là sự đảm bảo để mỗi em bé được sinh ra đều có một sức khỏe tốt nhất.
Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong toàn bộ thai kỳ
Trong toàn bộ thai kỳ, mẹ bầu cần tăng trung bình từ 9 đến 12 kg. Đặc biệt là có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn:
Bảng 1: Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn - nguồn: sưu tầm
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như: acid folic, canxi, protein, sắt, vitamin D, DHA,...
Cẩn thận trong quá trình mang thai để tránh sinh non
Sinh non là một điều đáng chú ý vì có nguy ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ rất cao. Để tránh việc sinh non dẫn đến bệnh mất tập trung, mẹ cần:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần có trong toàn bộ thai kỳ theo “Bảng 1”.
- Kiểm soát cân nặng kỹ lượng, không để tăng quá nhanh hay quá chậm.
- Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
- Không được nhịn tiểu khi buồn tiểu. Vì khi nhiễm trùng đường tiểu mẹ rất dễ sinh non.
- Tập yoga tư thế con gấu: tư thế này giúp co giãn tử cung rất tốt. Từ đó có thể tránh được những cơn co thắt, giảm nguy cơ sinh non.
- Khám thai định kỳ, cụ thể như sau:
- Lần đầu: khi thai được 5 - 8 tuần tuổi.
- Lần 2: khi thai được 11 - 13 tuần 6 ngày tuổi.
- Lần 3: khi thai được 16 - 22 tuần tuổi.
- Lần 4: khi thai được 22 - 28 tuần tuổi.
- Lần 5: khi thai được 28 - 32 tuần tuổi.
- Lần 6: khi thai được 32 - 34 tuần tuổi.
- Lần 7: khi thai được 34 - 36 tuần tuổi.
- Lần 8, 9, 10: khi thai được 36 - 39 tuần tuổi.
- Lần 11: khi thai từ đủ 39 tuần tuổi trở lên.
Khi mẹ có thể trạng yếu, hãy nhớ rằng nằm yên 1 chỗ không giúp mẹ tránh sinh non. Hãy đi lại nhẹ nhàng, việc vận động sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn. Từ đó giảm được các sang chấn sản khoa do khó sinh gây ra.
Khám thai theo đúng chỉ định sẽ làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh mất tập trung
Cẩn thận khi lựa chọn những vật dụng gia đình hay nội thất
Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các kim loại nặng như: chì, thủy ngân…
- Khi cho trẻ sử dụng kẹp nhiệt cần đảm bảo an toàn tuyệt đối để tránh làm vỡ. Điều đó có thể khiến thủy ngân phát tán ra ngoài gây ngộ độc cho trẻ.
- Khi xây dựng nhà cửa, cần lựa chọn kỹ loại sơn chất lượng, an toàn, không có chì, thủy ngân… hay các kim loại nặng khác.
- Các dụng cụ gia đình được làm bằng gốm, sứ, pha lê… cần được lựa chọn thật kỹ. Điều này sẽ tránh được việc lựa chọn nhầm các dụng cụ nhiễm kim loại nặng.
- Không cho trẻ gặm những vật lạ, không đảm bảo.
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động học tập, vui chơi
Việc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong mọi hoạt động cũng là cách tránh tổn thương não tốt nhất. Điều này sẽ đảm bảo việc trẻ không bị chấn thương ở đầu gây ảnh hưởng đến não. Cụ thể như sau:
- Khi tham gia giao thông: cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy. Cần thắt dây an toàn khi cho trẻ tham gia giao thông bằng ô tô…
- Không cho trẻ chơi những trò chơi mạo hiểm không phù hợp với lứa tuổi.
- Khi chơi những trò chơi vận động cần mặc đồ bảo hộ kỹ càng.
Trẻ mặc bảo hộ an toàn để tránh tổn thương ở vùng đầu, phòng bệnh mất tập trung
Bên cạnh những biện pháp trên ba mẹ cũng cần chú ý giữ cho con một không gian học phù hợp. Sự yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng cũng là nhân tố giúp con tập trung học hơn. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên quát mắng con mà phải dạy con thật mềm mỏng. Ba mẹ hãy áp dụng những cách giúp giữ tập trung khi học cho con để con có được sự cải thiện tốt nhất.
Đến đây, mong rằng phụ huynh đã hiểu rõ nguyên nhân bệnh mất tập trung ở trẻ. Từ đó, có thể lựa chọn được cách dạy trẻ tập trung chú ý phù hợp nhất với trẻ. Để tránh những biến chứng không đáng có; ba mẹ nên giúp con khắc phục bệnh mất tập trung ngay từ bây giờ.