Tết Trung Thu ở từng quốc gia Châu Á có gì khác nhau?

Tết Trung Thu ở từng quốc gia Châu Á có gì khác nhau?

Tết Trung Thu ở từng quốc gia Châu Á có gì khác nhau?

14:16 - 21/09/2021

Người xưa luôn cho rằng cuộc đời và vầng trăng có mối liên hệ tượng trưng. Trăng tròn và trăng khuyết cũng tương tự như niềm vui nỗi buồn, đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Từ đó mà trăng tròn được coi là biểu tượng của sum họp, Tết Trung thu trở thành Tết Đoàn viên.

THOMISURE – SỮA HẠT TRÍ NÃO, TƯƠNG LAI CHO CON CỐM TRÍ NÃO G-BRAIN: BÍ QUYẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU CỦA TRÍ NÃO TRẺ EM GRAND NUTRITION XÂY DỰNG LỚP HỌC CHO TRẺ EM VÙNG KHÓ KHĂN TẠI NGHỆ AN Người bị bệnh xương khớp nên chơi bộ môn thể thao nào? CẢNH BÁO SẢN PHẨM GIẢ MẠO CỐM TRÍ NÃO G-BRAIN

Tết Trung thu (rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm) được coi là ngày lễ quan trọng thứ hai, đứng sau Tết Nguyên Đán với nhiều nước châu Á cũng như cộng đồng gốc Á. Lễ hội Trung thu được tổ chức theo cách riêng của từng quốc gia, cộng đồng tùy theo phong tục và thói quen sinh hoạt.

Tết Trung thu cổ truyền ở Việt Nam

Tại nước ta, Tết Trung thu thường biết đến với tên gọi phổ biến chính là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em nhỏ ở mọi vùng miền sẽ được thưởng thức rất nhiều “đặc sản” mang đậm sắc màu truyền thống trong các hoạt động như: được nhận quà, xem múa lân, cùng rước đèn lồng, phá cỗ đêm rằm...

Rước đèn là phong tục không thể thiếu, các em nhỏ từ nông thôn đến thành thị đều yêu thích. Vào những ngày này, các em sẽ cùng ba mẹ, ông bà tự tay làm nên chiếc lồng đèn xinh xắn từ vật liệu đơn giản: giấy kính, giấy màu, khung tre... Vào đêm trăng rằm, trẻ em mọi nhà lại cùng nhau rước đèn khắp nẻo đường làng quê, phố phường, miệng lại ngân nga những ca khúc dân gian mang đậm sắc màu ngày Tết Thiếu nhi.

Múa lân cũng được các em nhỏ mong đợi nhất vào dịp này. Hòa với tiếng trống nhộn nhịp và sắc màu rực rỡ của chú lân, chắc chắn sẽ mang lại cho các bé thật nhiều trải nghiệm khó quên nhất.

Phá cỗ: mâm ngũ quả không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhằm bày tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, ông bà trong không khí ấm áp, sum vầy này. Ở mỗi vùng miền, cách bày trí mâm ngũ quả sẽ khác nhau và mang đậm màu sắc của địa phương.

Nhật Bản và truyền thống đón lễ Trung thu

Người Nhật Bản cũng sẽ tổ chức Tết Trung thu ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở Nhật Bản sẽ gọi là Lễ hội Tsukimi hoặc Otsukimi.

Truyền thống kéo dài hàng thế kỷ ở Nhật Bản sẽ là tổ chức Tiệc tri ân Mặt trăng. Trong đó, khách đến nhà chơi đều được thưởng thức món bánh gạo nếp thơm ngon gọi là Tsukimi Dango trong lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mặt trăng.

Vào đêm lễ hội, họ sẽ dâng bánh Tsukimi Dango cùng trái cây, rượu và khoai môn hướng lên Mặt Trăng để cầu mong cho một mùa màng bội thu. Những ngôi nhà của người Nhật thường được trang trí bằng cỏ pampas có màu trắng bạc, được coi là biểu tượng của Thần Mặt Trăng – tức người canh giữ mùa màng. Người ta cũng tin chắc rằng cỏ pampas còn giúp xua đuổi tà ma.

Mặc dù thế hệ trẻ ngày nay không còn duy trì toàn bộ những phong tục này nữa, nhưng truyền thống đó vẫn được thực hiện tại một số vùng trên đất nước hoa anh đào.

Hàn Quốc và phong tục đón Trung Thu

Tết Trung thu ở Hàn Quốc chính một sự kiện lớn của đất nước. Ngoài ra, sự kiện này còn được gọi là Ngày Lễ Tạ ơn hay Chuseok. Điều đặc biệt, mọi người dân sẽ tận hưởng kỳ nghỉ kéo dài ba ngày để có cơ hội trở về quê hương thăm người thân gia đình.

Trong dịp sum họp gia đình ấy, mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống: bánh Hangwa, bánh gạo Songpyeon, súp khoai môn và rượu gạo.

Các gia đình còn tranh thủ dọn dẹp lại phần mộ của tổ tiên. Ngoài ra, có nhiều chương trình giảm giá diễn ra trong thời gian nghỉ lễ để mọi người dễ dàng mua sắm làm quà. Những món quà này chủ yếu là mặt hàng cần thiết điển hình như dầu ăn, dụng cụ nấu ăn, các loại thực phẩm hữu cơ, sản phẩm dinh dưỡng (nhân sâm Hàn Quốc…).

Thái Lan

Theo truyền thuyết Thái Lan thì tám vị thần bất tử đã tới thăm Cung điện Mặt Trăng nhằm gửi những chiếc bánh hình quả đào với lời chúc mừng sinh nhật Nữ thần Nhân từ Quan Âm trong đêm Trung thu.

Vì vậy, một trong số các thực phẩm phổ biến ở ngày lễ này là bánh hình quả đào. Nhiều gia đình cũng tụ họp để cầu trăng, cùng thưởng thức bữa ăn ngon bên nhau và trao cho nhau những lời chúc an khang. Người dân cũng ăn, tặng bánh trung thu hoặc trái cây, nhất là bưởi tròn cho người thân và bạn bè.

Đón Trung thu ở Philippines

Trong Tết Trung thu, có rất nhiều nơi được trang trí nởi những chiếc đèn lồng cùng biểu ngữ. Mọi người sẽ tìm thấy rất nhiều hương vị từ bánh trung thu ở khắp các cửa hàng.

Một sự kiện lớn khác diễn ra là những cuộc diễu hành múa rồng, diễu hành quần áo truyền thống, diễu hành đèn lồng và diễu hành xe hơi sang trọng.

Đón Trung thu tại Trung Quốc

Có thể nói Tết Trung thu là một trong số lễ hội quan trọng nhất tại đây. Các gia đình thông thường sẽ quây quần bên nhau, mọi người vừa ngắm trăng vừa ăn bánh Trung thu và không thể thiếu bưởi.

Còn nhiều hoạt động vui chơi khác kể đến trong kịp này như đoán câu đố trên đèn lồng, cùng thả đèn trời, uống vài ly rượu thơm hay ngắm thủy triều tại các vùng ven biển.

Hong Kong (Trung Quốc)

Riêng người Hong Kong tổ chức đón lễ Tết Trung thu vào 1 ngày sau ngày chính thức, mục đích là để họ có thể ngủ tiếp sau đêm rằm vui chơi. Tương tự như Malaysia và Singapore, những người dân địa phương đều thích ăn và tặng bánh Trung thu, cùng chơi đèn lồng, xem múa lân, múa rồng.

Tuy nhiên, một bộ phận gia đình khác lại tổ chức tiệc nướng để gia đình đoàn tụ, có thể mời bạn bè đến dùng bữa. Muốn chiêm ngưỡng trăng tròn, người dân địa phương thường đến Bến du thuyền Kai Tak (khu vườn trên cao lớn nhất tại Hồng Kông) hoặc thưởng thức cảnh đẹp Cảng Victoria từ vị trí đó.

Đài Loan (Trung Quốc)

Cũng giống như người Hong Kong, ở Đài Loan (Trung Quốc) họ rất thích tổ chức tiệc nướng để kỷ niệm Tết Trung thu. Người Đài Loan còn thích ăn bánh Trung thu và bưởi nữa.

Người dân địa phương thậm chí thực hiện vài vòng Cá cược Bánh Trung thu. Trò chơi này được cho là phát minh bởi Zheng Chenggong – Vị tướng nổi tiếng tái chiếm Đài Loan từ tay của người Hà Lan.

Trò chơi có sáu viên xúc xắc, ai nhận được con số tốt thì giành được bánh Trung thu. Còn 1 phong tục phổ biến của nông dân là cầu nguyện Tudigong cho mùa bội thu.

Lời kết:

Sau nhiều thế kỷ, mặc dù hình dáng, mùi vị chiếc bánh Trung thu đã có thay đổi nhưng vẫn là thức quà để chúng ta tặng cho nhau mỗi dịp Trung thu về. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh diễn phiến phức tạp hiện nay, nhiều người chọn lựa cách tự làm bánh Trung thu ngay tại nhà, thay vì phải đổ xô đến các cửa hàng bánh như trước kia.

Mùa Trung thu năm nay, có nhiều quốc gia: Việt Nam hay Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều khuyến cáo hạn chế đi lại. Trung thu năm nay chắc có lẽ chưa là Tết Đoàn viên thực sự với nhiều gia đình, nhưng họ vẫn dành cho nhau sự quan tâm ngọt ngào tựa như chính chiếc bánh Trung thu với niềm tin và hy vọng thế giới khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc.