CÁCH CHUẨN BỊ MÂM CỖ TẾT TRUNG THU 2022 ẤM CÚNG VÀ Ý NGHĨA CHO CẢ NHÀ

CÁCH CHUẨN BỊ MÂM CỖ TẾT TRUNG THU 2022 ẤM CÚNG VÀ Ý NGHĨA CHO CẢ NHÀ

CÁCH CHUẨN BỊ MÂM CỖ TẾT TRUNG THU 2022 ẤM CÚNG VÀ Ý NGHĨA CHO CẢ NHÀ

11:39 - 08/09/2022

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ quan trọng và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân Việt Nam. Chính vì vậy, mâm cỗ Tết Trung Thu được người lớn trong nhà chuẩn bị rất đầy đủ, chu đáo dâng lên bàn thờ gia tiên. Tết Trung Thu 2022 diễn ra khi nào? Mâm cỗ Tết Trung Thu cần chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

 

RA MẮT MINI APP GRAND NUTRITION - NHẬN QUÀ KHỦNG - 100% TRÚNG THƯỞNG CTCP GRAND NUTRITION TỚI THĂM VÀ TRAO QUÀ CHO CÁC BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH GRAND NUTRITION THẮNG LỚN TẠI LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM 2023 KHÁNH THÀNH MÁI ẤM GRAND NUTRITION 4 VỚI THÔNG ĐIỆP “SỐNG ĐẸP” GRAND NUTRITION XÂY DỰNG LỚP HỌC CHO TRẺ EM VÙNG KHÓ KHĂN TẠI NGHỆ AN

Tết Trung Thu là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm, sau Tết Nguyên đán. Đây là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau trò chuyện sau thời gian dài đi làm ăn xa.

Tết Trung Thu 2022 diễn ra khi nào?

Theo truyền thống, Tết Trung Thu 2022 diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, tức Thứ 7, ngày 10/9 Dương lịch.  Đây là lúc mặt trăng tròn nhất, sáng nhất giữa tiết trời thu. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm công việc gặt hái vụ mùa của người dân kết thúc nên phù hợp để tổ lễ cúng rằm và lễ hội vui chơi. 

Tết Trung Thu 2022 diễn ra khi nào?

Tết Trung Thu 2022 diễn ra khi nào?

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Tết Đoàn viên, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng, Tết hoa đăng...

Tết Trung Thu là dịp tết mà các bạn nhỏ mong chờ nhất. Bởi thời điểm này các bé sẽ được ăn bánh Trung Thu, được tặng đồ chơi như mặt nạ, đèn ông sao,… Vào dịp Tết Trung Thu, ngoài bánh nướng, bánh dẻo, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ trông trăng để dâng lên bàn thờ gia tiên, cả gia đình quây quần dưới ánh trăng Rằm và phá cỗ. 

Mâm cỗ Tết Trung Thu gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn cần chuẩn bị tươm tất. Mỗi vùng miền sẽ có đặc trưng khác nhau với mâm cỗ cúng Rằm tháng 8, về cơ bản sẽ bao gồm:

Bánh Trung Thu

Bánh trung thu gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Phổ biến với tạo hình hình vuông và hình tròn.  Đây là 2 loại bánh không thể thiếu vắng trong mâm cỗ Tết Trung Thu của mọi gia đình Việt. Họa tiết trên bề mặt bánh cũng mang nhiều ý nghĩa riêng, biểu tượng cho sự tròn đầy, ấm no, sung túc.

Bánh Trung Thu truyền thống trước kia chỉ có 2 loại nhân: đậu xanh và thập cẩm. Tuy nhiên, với sự sáng tạo, các nghệ nhân đã đa dạng hóa mẫu mã và hương vị mới như: 

  • Đậu đỏ.
  • Trà xanh. 
  • Sữa dừa.

Điều này đem lại nhiều trải nghiệm cho người tiêu dùng. Khách hàng cũng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn phù hợp với sở thích của mình.

Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả nên đảm bảo có cả trái cây xanh và trái cây chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp. Mâm ngũ quả thường có: 

  • Quả bưởi: Là trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Trung Thu dù ở bất cứ đâu. Đây là loại quả tượng trưng cho sự may mắn, bình an, sung túc, đủ đầy của gia chủ. 
  • Hồng giòn: Với hình dáng căng tròn, lớp vỏ màu cam bắt mắt giúp cho mâm cỗ thêm sắc màu. Đây là loại quả biểu tượng cho sức sống và niềm tin của con người.
  • Chuối: Là loại quả luôn có trong mâm cỗ thờ cúng dâng lên gia tiên. Nải chuối khum khum như đôi bàn tay hứng trọn tinh hoa trời đất; nâng niu tấm lòng thành kính, biết ơn của gia chủ đến ông bà, tổ tiên.
  • Quả na: Với nhiều hạt đen nhánh, nhiều mắt  tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sức sống mãi trường tồn của con người từ thế hệ đi trước
  • Thanh long: Mang lại sự may mắn, thịnh vượng và phát tài phát lộc. Đây cũng là biểu tượng cho đất trời giao thoa, bình an và yên lành khắp muôn nơi.

Ngoài những loại quả kể trên, mâm cỗ Tết Trung Thu còn có thể bày biện thêm nhiều loại quả khác như dưa hấu, nho, xoài,… Với bàn tay khéo léo, nhiều người còn tạo hình thú; chạm trổ hoa quả để tăng phần sinh động và hấp dẫn hơn cho mâm ngũ quả.

Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

 Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

Một số hình ảnh mâm ngũ quả nhiều người quan tâm

Hương đèn 

Ngoài bánh nướng, bánh dẻo và trái cây, thì mâm cỗ Tết Trung Thu luôn không thể thiếu hương đèn. Đây là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Hương thơm nghi ngút giúp thể hiện lòng thành kính, hiếu kính đối với ông bà tổ tiên.

Hương đèn

 

Hương đèn

Đèn Trung Thu

Đèn lồng đủ sắc màu được làm từ những vật dụng gần gũi với đời sống như: 

  • Giấy.
  • Vải, lụa, giấy nilon màu.
  • Tre, nứa. 
  • Đèn cầy…

Đèn Trung Thu truyền thống với những hình dáng khác nhau sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây là món quà chứa đựng nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của mỗi người.

Ngoài ra, ngày nay đèn Trung Thu còn được tạo hình nhiều con vật dễ thương và được trang bị thêm đèn led, âm nhạc tăng thêm sự bắt mắt. 

Đèn Trung Thu

Đèn Trung Thu

Món ăn yêu thích của gia đình

Tết Trung Thu là dịp gia đình sum họp, tâm sự, bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Một mâm cơm ấm cúng của gia đình sẽ góp phần làm cho dịp lễ thêm vui. Được ngồi phá cỗ đêm trăng rằm, nhâm nhi miếng bánh; trò chuyện cùng người thân là điều hạnh phúc mà chúng ta nên trân quý.

Trung Thu còn là Tết dành cho trẻ em với nhiều món quà, trò chơi rất đặc biệt. Và mỗi mâm cỗ Trung Thu sẽ mang đặc trưng từng vùng miền. Vì vậy cả gia đình có thể trải nghiệm bằng việc bày những mâm ngũ quả khác nhau để tăng thêm sự hấp dẫn cho mâm cỗ Tết Trung Thu. 

Grand Nutrition mong rằng với những chia sẻ về mâm cỗ Tết Trung Thu sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phong tục, văn hóa của người dân Việt Nam. Chúc cho bạn và người thân có kỳ nghỉ lễ thật an toàn, sum họp và ý nghĩa.

Tham khảo thêm: https://grandnutrition.vn/top-dia-diem-vui-choi-tet-trung-thu-cho-tre-2022-cuc-hot-tai-hn-va-tphcm.html