Bảo đảm an toàn trên mạng cho trẻ em và những điều bố mẹ cần biết
10:57 - 04/10/2021
Trẻ em hiện nay dành rất nhiều thời gian trên internet. Tuy nhiên có những rủi ro trên mạng mà trẻ còn quá nhỏ để nhận biết. Làm thế nào để bảo đảm an toàn trên mạng cho trẻ? Bố mẹ cần nắm rõ những mẹo công nghệ an toàn trên mạng cho trẻ nào? Nên trang bị kiến thức giúp trẻ lên mạng an toàn gì?
Mạng internet là nguồn kết nối không thể thiếu và cần kiểm soát an toàn trên mạng cho trẻ. Đối với trẻ, mạng internet chứa nguồn kiến thức tuyệt vời, đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Đặc biệt hơn trong bối cảnh giãn cách xã hội, trẻ được tiếp tục học tập và giao lưu nhờ có mạng. Tuy nhiên, môi trường mạng cũng mang đến những rủi ro và nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ cần trang bị kiến thức, mẹo công nghệ để tránh các tác hại của internet với trẻ.
Những điều bố mẹ cần biết để bảo đảm an toàn trên mạng cho trẻ
Những rủi ro trên mạng
Những rủi ro trên mạng luôn rình rập, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Vì còn quá nhỏ, trẻ chưa thể phân biệt được tốt xấu, tác hại của internet đối với trẻ.
Sự tấn công của các nội dung độc hại
Trẻ rất dễ gặp rủi ro bị tấn công từ các nội dung độc hại trên mạng internet. Những nội dung độc hại là gì? Nó bao gồm: thông tin sai lệch, bạo lực, thành kiến, kích động tự tử và tự làm hại, v.v.
Rất nhiều trẻ mê xem youtube, kênh mạng xã hội với nhiều video tự do được tải lên công khai. Nhiều video đưa ra những thông tin sai lệch khiến trẻ học theo mà không biệt được đúng sai. Nguy hiểm hơn nữa là các thông tin về thành kiến, kích động khiến trẻ trở nên bạo lực, gây hại cho chính bản thân và người khác.
Bị kẻ xấu tấn công tình dục
Rất nhiều trường hợp nguy hiểm xảy ra với trẻ khi bị kẻ xấu tấn công tình dục qua mạng. Thông qua mạng xã hội, chơi game và nhắn tin, kẻ xấu dễ dàng tiếp cận với trẻ. Khi kết bạn không an toàn trên mạng cho trẻ, trẻ chưa lường được rủi ro phía sau màn hình. Trẻ không biết được đối tượng mình đang tiếp xúc qua màn hình là ai.
Là đối tượng dễ bị tổn thương, trẻ không đủ vững tâm lý và phòng bị trước đối tượng lạ. Các bé rất dễ bị kẻ xấu nhắm đến, dụ dỗ, thậm chí quấy rối và xâm hại tình dục qua mạng. Nghiêm trọng hơn là những “người bạn ảo” ấy hẹn gặp trẻ bên ngoài với ý đồ xấu. Không ít trường hợp trẻ vì hẹn bạn qua mạng mà bị bắt cóc, xâm hại. Hậu quả nghiêm trọng là gây nhiều tổn thương và hệ lụy về tâm lý cho trẻ sau này.
Kẻ xấu tấn công tình dục gây nguy hiểm an toàn trên mạng cho trẻ
Lộ hình ảnh và thông tin cá nhân
Một trong những rủi ro hay gặp là trẻ làm lộ hình ảnh và thông tin cá nhân khi truy cập mạng. Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ chưa biết cách thể hiện bản thân sao cho đúng. Trẻ rất dễ vô tình chia sẻ hình ảnh và thông tin về mình. Nhiều trẻ học theo các clip trên mạng, “khoe” hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội.
Với tâm lý muốn nổi bật, nhiều trẻ đã đăng tải nội dung mang tính nhạy cảm của bản thân. Chính những nội dung ấy khiến sau này trẻ sẽ hối hận và xấu hổ. Nguy hiểm hơn khi bị lan truyền trên mạng, không đảm bảo an toàn mạng xã hội cho trẻ em. Trẻ cũng rất dễ trở thành đối tượng kẻ xấu nhắm đến.
Bạo lực mạng đối với trẻ
Kém an toàn trên mạng cho trẻ còn tiềm ẩn những rủi ro về bạo lực mạng đối với trẻ. Bạo lực mạng/bắt nạt mạng là một hình thức bắt nạt, quấy rối thông qua mạng xã hội. Những tin đồn, đe dọa, lời nói xúc phạm, công kích, thù ghét… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trẻ không thể lường trước và giải quyết được khi bị tấn công bảo bạo lực mạng.
Những hành vi bắt nạt trên mạng lặp đi lặp lại sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất nghiêm trọng với trẻ. Những lời lẽ cười nhạo, đe dọa khiến trẻ sợ hãi, xấu hổ, tức giận, nghi ngờ và căm ghét bản thân. Điều này là khởi đầu của nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng, trong đó có trầm cảm.
Môi trường mạng kém an toàn vì bạo lực mạng đối với trẻ
Mẹo công nghệ an toàn trên mạng cho trẻ
Để bảo vệ an toàn trên mạng cho trẻ, bố mẹ cần trang bị những kiến thức về công nghệ. Có rất nhiều tiện ích internet giúp bố mẹ biết được trẻ có tiếp xúc với các nội xấu không:
- Cài đặt chế độ kiểm soát của cha mẹ có sẵn trên các ứng dụng mạng xã hội.
- Bật tính năng Tìm kiếm An toàn trên trình duyệt (Cốc Cốc, Chrome…).
- Cài đặt bảo mật riêng tư nghiêm ngặt trên các ứng dụng và trò chơi trực tuyến.
- Che/tắt webcam khi không sử dụng trên các thiết bị.
Mẹo kiến thức giúp trẻ lên mạng an toàn
Ngoài sử dụng công nghệ, bố mẹ nên trang bị cho con kiến thức giúp an toàn trên mạng cho trẻ:
Tập cho trẻ thói quen trực tuyến lành mạnh
Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen trực tuyến lành mạnh để bảo vệ an toàn cho trẻ:
- Cùng trẻ xây dựng những quy định sử dụng thiết bị truy cập mạng an toàn.
- Lên thời gian biểu chi tiết không-có-thiết-bị trong nhà (thời gian ăn, ngủ, chơi và học).
- Giúp trẻ chăm chỉ học tập hơn với Cốm trí não G-Brain, đem lại hiệu quả tăng trí tuệ.
- Dạy trẻ cách giữ kín thông tin cá nhân, đặc biệt với người lạ. Giải thích cho kẻ hiểu về những người xấu có thể tiếp cận trẻ qua mạng.
- Giúp trẻ hiểu rằng những gì đăng tải lên môi trường mạng là không thể thu hồi (tin nhắn, hình ảnh và video).
Tập thói quen trực tuyến lành mạnh để bảo vệ an toàn trên mạng cho trẻ
Dành thời gian cùng trẻ lên mạng
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên dành thời gian cùng trẻ lên mạng khám phá thế giới:
- Cùng trẻ khám phá các trang web, trang mạng xã hội, trò chơi và ứng dụng có ích.
- Chia sẻ với trẻ (đặc biệt trẻ lứa tuổi "teen") về cách loại bỏ những nội dung không phù hợp.
- Cập nhật kiến thức về các ứng dụng, trò chơi và giải trí phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Giao tiếp cởi mở với trẻ về mạng xã hội
Giao tiếp cởi mở luôn là chìa khóa để bố mẹ thấu hiểu và bảo vệ an toàn trên mạng cho trẻ:
- Sẵn sàng lắng nghe trẻ tâm sự:
Dặn trẻ bất cứ lúc nào thấy khó chịu, sợ hãi khi truy cập mạng nên nói ngay với bố mẹ. Bố mẹ sẽ luôn lắng nghe con và không nổi giận hay trách phạt vì những gì con cảm nhận.
- Chú ý biểu hiện của trẻ:
Bố mẹ cần quan sát và chú ý mọi dấu hiệu khác thường ở trẻ. Đặc biệt khi thấy trẻ thu mình, buồn bã, giữ bí mật các hoạt động trực tuyến. Lúc này, bố mẹ nên gợi mở khi nói chuyện để tìm hiểu vấn đề của trẻ.
- Tạo cảm giác an toàn cho trẻ:
Những lời động viên, tâm sự hay chia sẻ sẽ giúp trẻ giao tiếp cởi mở hơn với bố mẹ. Hãy tạo cho con cảm giác tin tưởng, thoải mái khi kể với bố mẹ về bất cứ điều gì. Con sẽ dễ chia sẻ, tâm sự giúp bố mẹ bảo vệ an toàn trên mạng cho trẻ tốt hơn.
- Điều chỉnh cách giao tiếp với trẻ:
Bố mẹ nên nhớ rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và cần giao tiếp theo những cách khác nhau. Bố mẹ cần điều chỉnh cách nói chuyện phù hợp với tính cách của con mình.
Giao tiếp cởi mở giúp bảo vệ an toàn trên mạng cho trẻ em
Trong thời đại 4.0, nhu cầu sử dụng internet là tất yếu. Nhưng bố mẹ hãy luôn nhớ rằng, trẻ chưa thể tự bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm trong môi trường mạng. Nếu trẻ gặp bất cứ nguy hiểm nào và cần sự giúp đỡ, bố mẹ hãy gọi ngay 111. Đây là Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em, hoạt động liên tục 24/7. Ngoài ra, bố mẹ có thể xem thêm tài liệu Bảo đảm an toàn trên mạng cho trẻ tại đây: https://www.unicef.org/vietnam/vi/media/5296/file