Giúp bé phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ)
17:14 - 03/02/2021
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là cụm từ mà hầu như chúng ta đều đã nghe qua. Trí tuệ cảm xúc (EQ) được công nhận là một trong những yếu tố chủ chốt để có được thành công trong cả sự nghiệp lẫn cuộc sống. Nếu đã biết trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng như vậy, thì ba mẹ đã biết làm cách nào phát triển trí thông minh cảm xúc này cho bé chưa. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì và tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng ?
Nếu trí tuệ cảm xúc là cụm từ gây ấn tượng với bố mẹ thì có thể chúng ta thường hay nghĩ trí thông minh thì phải là logic nhưng tình cảm, cảm xúc cũng được coi là một loại trí thông minh.
Những người mà không thể nhận biết và không thể hiểu các trạng thái tình cảm của họ thường đưa ra những quyết định tồi, họ không sử dụng được sức mạnh của não bộ mà họ có. Mặt khác, những người biết các cảm xúc của chính bản thân họ và của người khác là những người thành công trong cuộc sống.
Chắc chắn ai cũng đã có lần không kiểm soát được cảm xúc của mình và đưa ra những quyết định không hợp lý với tình uống. Hậu quả của những hành động đó khó mà kiểm soát được. Do đó càng nhà tâm lý học càng ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và nó ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát được cảm xúc đó một cách đúng đắn nhất. Đó gọi là trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn
Các loại trí tuệ cảm xúc.
Theo nhà tâm lý học Howard Gardner, có nhiều dạng trí tuệ cảm xúc khác nhau. Một dạng là khả năng hiểu, nhận biết và điều khiển các cảm xúc của chính bản thân – trí thông minh cá nhân của một người – (intrapersonal intelligence).
Một dạng là khả năng hiểu và ảnh hưởng đến tình cảm của người đó – trí thông minh giữa các cá nhân với nhau – (interpersonal intelligence).
Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng?
Khả năng tiên đoán và ảnh hưởng đến tình cảm của người khác phải là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ người nào có thể có.
- Con trẻ cần trí tuệ cảm xúc cá nhân (interpersonal intelligence) để được bạn bè chấp nhận và đàm phán với bạn bè.
- Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên cần trí tuệ cảm xúc để tạo ra các cuộc hẹn hò và giữ bạn bè. Người lớn cần trí tuệ cảm xúc trong công việc và trong các mối quan hệ. Nếu bạn không thể hiểu và điều khiển chính tình cảm của bản thân, bạn sẽ không bao giờ thực sự hành động trong thế giới này, mà tất cả n
- Những gì bạn có thể làm là phản ứng. Trên thực tế, có nghiên cứu gợi ý rằng trí tuệ cảm xúc có giá trị hơn trí thông minh thông thường (IQ) trong công việc và sự toại nguyện trong cuộc sống.
Quá trình xử lý thông tin tình cảm
Trí tuệ thực ra là một quá trình xử lý thông tin, và các trạng thái tình cảm là một dạng thông tin về cơ thể và cách cơ thể chúng ta phản ứng với thế giới và với các ý tưởng.
Các trạng thái tình cảm bao gồm hai phần:
Phần thứ nhất là những thay đổi vật lý của cơ thể (nhịp tim, đổ mồ hôi tay, tình trạng căng cơ)
phần thứ hai là các cảm xúc (như cảm xúc lo âu hay kinh sợ).
Những thay đổi vật lý ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng não bộ tỉnh táo vẫn có thể thừa nhận các thay đổi của cơ thể là dấu hiệu của sự thay đổi tình cảm và đưa ra các quyết định cần phản ứng như thế nào.
Làm thế nào để xây dựng trí tuệ cảm xúc
Như chúng ta đã biết trí tuệ cảm xúc được hình thành khi chúng ta còn nhỏ, nhưng nó khác với trí thông minh thường mang tính bẩm sinh – Trong khi trí tuệ cảm xúc thì có thể được rèn tập thông qua việc giáo dục.
Nói cách khác, ba mẹ có thể cùng trẻ rèn luyện trí thông minh cảm xúc
Lời khuyên thứ nhất
Ba mẹ hãy tạo ra môi trường an toàn. Nếu trẻ phải sống trong một môi trường không an toàn và áp lực chúng sẽ phải kìm nén cảm xúc và coi đó như một phương pháp để bảo vệ bản thân
Nếu trẻ bị đối xử tệ từ nhỏ trẻ sẽ mất đi khả năng điều chỉnh cảm xúc và kỹ năng ngôn ngữ kém đặc biệt là trong việc sử dụng các từ chỉ cảm xúc.
Môi trường tình cảm an toàn không có nghĩa là trẻ cần được bảo vệ khỏi tất cả các xung dột. Một số cuộc tranh giành nhất định – ví dụ, tranh ngồi vào bàn ăn với anh chị em lại có thể kích thích trí tuệ cảm xúc của nhiều trẻ. Nhưng căng thẳng và xung đột vượt qua một giới hạn nào đó của trẻ sẽ không có lợi cho việc hình thành trí tuệ cảm xúc.
Lời khuyên thứ hai
Ba mẹ hãy là người có trí tuệ cảm xúc. Bởi vì những đứa trẻ thường sẽ lấy ba mẹ làm gương và làm theo những gì ba mẹ chúng đã từng làm
Ví dụ: Khi đối mặt với một việc khó khăn nào đó ba mẹ không than thở mà tìm cách vượt qua. Một ngày nào đó ba mẹ cũng sẽ nhận ra rằng con của họ cũng đang làm giống như chính họ đã làm.
Chú ý đến các trạng thái tình cảm mà trẻ muốn diễn ra thông qua những các ngôn ngữ không lời mà trẻ muốn người khác thấy. Điều quan trọng hơn ba mẹ hãy luôn tạo ra thật nhiều cơ hội để trẻ được bộc lộ cảm xúc của chính mình. Để làm được như vậy ba mẹ phải luôn là người sẵn sàng lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của con.
Đạt được trí tuệ cảm xúc là việc của cả đời người và công việc này bắt nguồn từ thời ấu thơ. Một trong những năng lực tốt nhất mà trẻ nên đạt được chính là nền tảng trí tuệ cảm xúc vừng chắc.